Nguồn gốc của trà (Phần 5): Nguồn gốc của trà ở vùng Tây Nam, Trung Hoa

2be3ca3af48e24d07d9f

Nếu nói về trình độ văn minh, những dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nam Trung Quốc có trình độ văn minh thấp hơn nhiều so với dân tộc Hán. Nhưng nền văn minh của dân tộc Hán trong quá trình phát triển và truyền thừa có rất nhiều yếu tố truyền thống dần dần bị mai một, còn những dân tộc thiểu số ở vùng biên giới do sống biệt lập nên một số phong tục và văn hóa nguyên thủy, cổ xưa vẫn được lưu giữ, trở thành những “hóa thạch sống” thực sự. Văn hóa trà cũng là một trong số đó, chúng ta hãy điểm qua một vài ví dụ thực tế được sưu tầm trên mạng:

Dân tộc Thổ Gia
Người dân tộc Thổ Gia sùng bái “Bát bộ đại vương” trong truyền thuyết, coi họ là thủ lĩnh của người Thổ Gia, là “hóa thân” của trà. Theo “Thi Mã thánh ca” của người Thổ Gia, mẫu thân của Bát bộ đại vương là Dĩ Hòa Nương Nương – nữ thần mà người Thổ Gia kính trọng nhất. Khi Dĩ Hòa Nương Nương còn là một thiếu nữ, một hôm cô lên núi hái trà, vì trời nóng, khát không chịu được bèn tiện tay bốc một nắm lá trà để giải khát, kết quả cô đã mang thai, mang thai suốt ba năm sáu tháng thì sinh hạ tám bé trai. Nhưng Dĩ Hòa Nương Nương nào có tiền để nuôi dưỡng tám đứa trẻ! Cô đành để chúng lại trong rừng sâu, phó mặc cho ông trời. Nào ngờ trời giúp người, tám anh em được một con hổ trắng nuôi dưỡng lớn nhanh như thổi, võ nghệ cao cường, cuối cùng trở thành những võ tướng. Về sau, vì có công đánh trận mà được phong làm “Bát bộ đại vương” ở núi Long Sơn.
Câu chuyện này tuy là truyền thuyết nhưng cũng cho thấy rằng người dân tộc Thổ Gia tiếp nối mạch phát triển của xã hội thị tộc mẫu hệ Thần Nông, Phục Hy vào thời kỳ sơ khai của dân tộc Trung Hoa. Vào thời đó, trà tất nhiên được coi là một nhu yếu phẩm của cuộc sống, “vào sinh ra tử” với dân tộc Thổ Gia. Vì vậy, đến ngày nay ở biên giới tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Trùng Khánh, Quý Châu nơi mà dân tộc Thổ Gia cư trú vẫn bảo tồn tập quán ăn cơm với trà. Kỳ thực, đây chính là sự tiếp nối của tục uống trà cổ xưa.

Dân tộc Ki-nô
Dân tộc Ki-nô chủ yếu định cư tại vùng Tây Song Bản Nạp, tỉnh Vân Nam, trong đó tập trung nhiều nhất ở Cảnh Hồng. Họ chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, nổi tiếng về trồng trà, họ sống ở vùng biên giới, vùng đất của trà Phổ Nhĩ. Trà do người Ki-nô trồng rất ngon, người dân tộc này còn lưu truyền câu chuyện về “Nữ thủy tổ Nghiêu Bạch”, kể rằng vào thuở xa xưa khi Nghiêu Bạch khai thiên lập địa, bà triệu tập các dân tộc đến phân chia trời đất, nhưng dân tộc Ki-nô không tham gia. Nghiêu Bạch nhờ dân tộc Hán và dân tộc Thái đến mời, nhưng dân tộc Ki-nô vẫn không đi. Nghiêu Bạch đích thân đến mời, dân tộc Ki-nô vẫn không đi. Cuối cùng, Nghiêu Bạch đành phải giận dữ bỏ về.
Khi Nghiêu Bạch lên núi, nghĩ đến dân tộc Ki-nô không tham gia khai thiên lập địa thì sau này sẽ sinh sống ra sao? Vậy là Nghiêu Bạch bèn bốc một nắm hạt giống trà trải xuống chân núi Ki-nô. Từ đó, cây trà bén rễ, khai hoa. Về sau, người dân tộc Ki-nô tộc bắt đầu trồng trà ở nơi họ sinh sống, kết mối duyên bền chặt với trà.

Ccbdfe69c0dd108349cc

Dân Tộc Thái

“Du thế lục diệp kinh” trong kinh Bối Diệp được viết vào năm 204 theo lịch Thái có ghi chép rằng cây trà được phát hiện và trồng ở vùng Tây Song Bản Nạp vào thời Phật Tổ đi các nơi truyền giáo, cách đây khoảng 1200 năm. Trong kinh viết: “Có cành lá xanh tươi, hoa trắng quả xanh, sinh trưởng tại nhân gian, Phật Tổ từng nói ở Du Lạc, Dịch Vũ, Man Trang, Man Táp có những chiếc lá non đẹp đẽ, theo Kinh Phật nói là loại lá có vị ngọt, sinh ra dưới bóng râm của cây đại thụ”. Trong kinh còn viết rằng nam nữ già trẻ uống loại trà được gọi là “thứ ngon trong thiên hạ, trước đắng sau ngọt, dễ uống lại trơn họng, mang về trồng, sau này nhất định có ích …” Có thể thấy rằng dân tộc Thái đã có lịch sử uống trà lâu đời.
Trong “Du thế lục diệp kinh” còn ghi chép về việc tổ tiên người dân tộc Thái sấy trà, đun trà và ăn cơm nấu với trà, khi Phật Tổ du thế, đi từ trên núi Dịch Vũ xuống, Ngài gặp hai người dân tộc Thái đang chăn lừa dưới chân núi, họ lập tức dâng nước nóng cho Phật Tổ. Phật tổ uống vào thấy nhạt nhẽo không có vị gì, bèn hái vài chiếc lá non gần đó, hong khô rồi thả vào ống tre cùng với nước đun lên, lập tức hương thơm lan tỏa, nước có vị ngọt, quả là “của ngon trong thiên hạ”. Trà “có thể làm dịu cơn khát, khi không có rau có thể nấu lên ăn với cơm. Hai người Thái lập tức nếm thử, quả nhiên hương vị rất ngon. Từ đó họ nhớ lời Phật Tổ, hàng ngày hái những lá trà tươi non trên cây, sấy khô rồi đun lên uống…”. Từ đó, phong tục đun trà trong ống tre và ăn cơm nấu với trà của người dân tộc Thái được lưu truyền cho đến ngày nay.
Một số ví dụ kể trên để thấy rằng “trà” là do trời ban cho tổ tiên chúng ta, từ đó có thể thấy được lòng từ bi vĩ đại của trời và Thần Phật, cũng có thể thấy trà có quan hệ rất mật thiết với cuộc sống của tổ tiên chúng ta.

Tác giả: Thạch Phương Hành: nguồn; zhengjian.org

Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết và cùng đón chờ phần tiếp theo nhé!

Hãy liên lạc với Trà lão Sơn để được tư vấn về các loại trà ngon hảo hạng các bạn nhé!

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay !

Logo TiẾng Anh Tls 01


Công ty TNHH Trà Lão Sơn

SĐT: 089 949 13 13

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 chat-active-icon