50 câu kinh điển hữu ích trong “Luận Ngữ” giúp nâng cao tầng thứ
1. Nguồn gốc của “Luận Ngữ” giúp nâng cao tầng thứ
“Luận Ngữ” là một trong những tác phẩm kinh điển của Nho gia, do các đệ tử của Khổng Tử biên soạn. Nó thể hiện chủ trương chính trị, lý luận tư tưởng, quan niệm đạo đức và nguyên tắc giáo dục của Khổng Tử.
Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN) được tôn xưng là Khổng Thánh nhân, Chí Thánh Tiên Sư, Vạn thế Sư biểu, Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Tiên Sư. Tư tưởng Nho gia của ông có ảnh hưởng sâu sắc đối với nền văn hóa Á Đông. Khổng Tử được xếp đứng đầu danh sách “Mười danh nhân văn hóa hàng đầu thế giới”.
2.Ai cả đời đọc “Luận Ngữ” giúp nâng cao tầng thứ?
Triệu Phổ, một chính trị gia nổi tiếng thời Bắc Tống, đã hỗ trợ Triệu Khuông Dận thành lập nhà Tống. Ông theo Tống Thái Tổ chinh Đông phạt Tây, thống nhất đất nước và được Thái Tổ bổ nhiệm làm tể tướng. Sau đó, trong triều đại Tống Thái Tông, ông vẫn giữ chức tể tướng, phò tá Thái Tông trị sửa quốc gia.
Triệu Phổ cả đời chỉ đọc bộ “Luận Ngữ”, ông nói với Tống Thái Tông rằng: “Trước đây, thần đã sử dụng một nửa bộ Luận Ngữ để phò tá Thái Tổ dẹp yên thiên hạ.
Bây giờ, thần sẽ sử dụng nửa bộ Luận Ngữ để phò tá bệ hạ, làm cho thiên hạ thái bình”. Đây là 50 câu trong luận ngữ của Khổng Tử.
Triêu văn Đạo, tịch tử khả hĩ. (Sáng nghe Đạo, tối chết cũng vui lòng)
Buổi sáng hiểu rõ chân lý thì cho du buổi tối chết thì cũng đáng.
Kiến hiền tư tề yên, kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã. (Thấy người hiền năng thì suy nghĩ để bằng họ, thấy người chưa hiền năng thì tự kiểm điểm mình)
Khi nhìn thấy hiền nhân nên suy nghĩ làm thế nào để học hỏi để có thể khiến mình cũng trở nên hiền nhân như họ, còn nếu thấy người không phải là người hiền thì nên soi lại lòng xem mình có khuyết điểm nào giống họ không.
Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân. (Điều mình không muốn thì chớ làm cho người)
Nếu bạn không muốn người khác đối xử với mình như vậy, thì đừng đối xử với người khác như thế. Bất oán thiên, bất vưu nhân. (Không oán Trời, không trách người) Khi gặp trắc trở hay thất bại, đừng bao giờ oán Trời, và không đổ lỗi cho ai.
Bất thiên nộ, bất nhị quá (Không trút giận sang người, không lặp lại lỗi lầm)
Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ (Sai mà không sửa, đó mới thực sự là lỗi)
Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã.
(Người mà không có chữ tín thì sao có thể lập thân được)
Hữu tắc cải chi, vô tắc gia miễn. (Có sai thì sửa, không có thì càng cố gắng)
Những người khác chỉ ra khuyết điểm và sai lầm của mình, nếu có thì sửa, nếu không có, thì sử dụng chúng để nhắc nhở bản thân không mắc phải những sai lầm này.
Như thiết như ma, như trác như ma. (Tu dưỡng như mài giũa, như cắt gọt ngọc)
Đề cao tu dưỡng bản thân, như mài giũa ngọc, như điêu khắc ngọc, đều cần phải hạ công phu.
Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu. (Người không lo xa, ắt có buồn gần)
3.Quân tử trong “Luận Ngữ” giúp nâng cao tầng thứ
Nếu một người không có tầm nhìn rộng, chắc chắn người đó sẽ bị buồn rầu quấn lấy. Người có tầm nhìn rộng và có óc phán đoán nhạy bén sẽ không bị lung lay bởi những lợi ích được và mất trước mắt. Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân. (Quân tử tìm lỗi bản thân, tiểu nhân tìm lỗi của người)
Khi làm sai một việc gì, nên hướng tìm ở bản thân từ đó mà làm tốt hơn, kẻ tiểu nhân thì tìm nguyên nhân ở bên ngoài cũng như yêu cầu người khác làm tốt hơn.
Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích. (Quân tử tâm thản đãng, tiểu nhân lòng lo ngay ngáy)
Quân tử quang minh lỗi lạc, có tấm lòng trong sáng vô tư, kẻ tiêu nhân so đo từng li từng tí, suy tính hơn thiệt. Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi. (Quân tử hiểu rõ về nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ về lợi)
Người quân tử có thể lĩnh hội được đạo lý, và kẻ tiểu nhân chỉ lĩnh hội được lợi ích. Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa. (Quân tử hài hòa nhưng không nhập theo dòng đời, tiểu nhân nhập theo dòng đời nhưng không hài hòa)
Quân tử hoà mục không hoà vào dòng chạy dơ bẩn, tiêu nhân hoà vào dòng chạy dơ bẩn mà không hoà mục. Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái. (Quân tử an nhiên mà không kiêu ngạo, tiểu nhân kiêu ngạo mà không an nhiên)
Quân tử thẳng thắn vô tư không kiêu ngạo tự cao, kẻ tiểu nhân kiêu ngạo tự cao tự đại không thẳng thắn vô tư.
Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác. Tiểu nhân phản thị. (Quân tử thành tựu điều tốt đẹp cho người, không tác thành cái xấu cho người. Tiểu nhân thì ngược lại)
Quân tự gắng sức làm việc tốt cho người khác, không góp phần làm việc xấu. Kẻ tiểu nhân thì ngược lại. Quân tử dục nột ư ngôn, nhi mẫn ư hành. (Quân tử cần nói năng chậm rãi, nhưng nhanh nhẹn trong hành động)
Người quân tử ăn nói phải cẩn thận và có sự nhanh nhẹn. Quân tử nên thận trọng trong lời ăn tiếng nói, vì nước chảy ra khó mà thu lại, tuỳ tiện nói chuyện có thể dẫn đến không tôn trọng người khác. Nhưng một khi chuẩn bị quyết định việc nào đó, không bao giờ ngần ngại né tránh và lãng phí thời gian. Sự vội vàng này, là phản ánh nguyên tắc sống của một quân tử.
Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu Đạo nhi chính yên, khả vị hiếu học dã dĩ. (Quân tử ăn không cầu no, ở không cầu yên, hành động nhanh nhẹn và cẩn trọng lời nói, gần người có Đạo để quy chính bản thân, thì có thể gọi là người hiếu học)
Quân tử ăn không cầu no, không mưu cầu tiện nghi trong cuộc sống, siêng năng, nhanh nhẹn trong công việc, nhưng cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, tiếp cận và học hỏi những người có đạo đức, có học, biết sửa chữa những khuyết điểm của mình được coi là ham học hỏi.
Dữ thiện nhân cư, như nhập lan chi thất, cửu nhi bất văn kỳ hương, tức dữ chi hóa hĩ; Dữ bất thiện nhân cư, như nhập bào ngư chi tứ, cửu nhi bất văn kỳ xú, diệc dữ chi hóa hĩ. (Ở với người thiện như vào nhà cỏ thơm, lâu ngày không thấy mùi thơm vì đã đồng hóa với nó. Ở với người bất thiện như vào hàng cá, lâu ngày không thấy mùi tanh vì đã đồng hóa với nó)
Thường sống trong một môi trường có người thiện, giống như ở nhà trồng cỏ tiên thảo, lâu dần sẽ không thấy mùi thơm, đó là vì đã quen với hương thơm của việc thiện. Thường sống trong môi trường có kẻ xấu, thì như sống trong chợ hải sản tôm cá hôi tanh, lâu ngày không nhận ra mùi tanh, bởi vì đã quen với mùi tanh hôi của việc ác rồi.
Lời thánh nhân đang nói với chúng ta: muốn hòa đồng với mọi người, trước hết phải tìm người có phẩm chất. Nếu bạn luôn ở bên những người lương thiện, bạn sẽ bị cuốn hút bởi việc làm tốt và nói những lời nói lương thiện, theo thời gian, tấm lòng của bạn sẽ trở nên rộng lớn hơn.
Nếu bạn luôn ở bên cạnh những người xấu xa, bạn sẽ vô tình làm những điều sai trái và nói những điều xấu xa, theo thời gian bạn sẽ không tránh khỏi những tổn hại về tính cách của bản thân.
Quân tử hữu tam úy: Úy Thiên mệnh, úy đại nhân, úy Thánh nhân chi ngôn. Tiểu nhân bất tri Thiên mệnh nhi bất úy, hiệp đại nhân, vũ Thánh nhân chi ngôn. (Quân tử có 3 điều sợ: Sợ mệnh Trời, sợ đại nhân, sợ lời của Thánh nhân. Tiểu nhân không biết mệnh Trời nên không sợ, kinh nhờn đại nhân, coi thường lời của Thánh nhân)
Người quân tử phải kính nể ba sự việc này, kính nể Thiên mệnh, người có địa vị cao, và lời nói của Thánh hiền. Kẻ tiểu nhân chẳng biết chính lý Trời ban cho nên không kính nể, coi thường người có địa vị cao, và nhạo báng lời của Thánh nhân.
Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ? Nhân bất tri nhi bất uẩn, bất diệc quân tử hồ? (Học tập và luôn luyện tập, thực hành, đó chẳng phải vui lắm sao? Có bằng hữu từ phương xa đến, đó chẳng phải là vui lắm sao? Người khác không hiểu mình mà không tức giận, đó chẳng phải quân tử sao?)
Không phải là một niềm vui khi xem lại kiến thức bạn đã học vào một thời điểm nào đó?
Có bạn bè từ phương xa đến chẳng phải là một niềm vui sao?
Người khác không hiểu ta, ta cũng không tức giận, đây không phải cũng là một loại phong thái người quân tử đó sao? Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên. Trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi. (Ba người cùng đi, ắt có một người là thầy ta. Chọn ưu điểm của họ mà học tập, chọn khuyết điểm của họ mà sửa mình)
Những người bạn đồng hành cùng ta, trong số họ phải có một người đáng để ta học tập, chọn ưu điểm họ để mà học hỏi, nhận cảnh báo từ những thiếu sót của anh ấy và sửa chữa nếu mình cũng có khuyết điểm tương tự. Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện. (Học không biết chán, dạy không biết mệt)
Học chăm chỉ mà không cảm thấy hài lòng, và dạy cho người khác không cảm thấy mệt mỏi chán nản. Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi. (Học mà không suy nghĩ thì mê lạc, suy nghĩ mà không học thì mệt nhọc vô ích) Nếu học mà không suy nghĩ thì bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, chỉ suy nghĩ mà không học thì bạn sẽ mệt mỏi và chẳng đạt được gì.
Mẫn nhi hiếu học, bất sỉ hạ vấn, thị dĩ vị chi văn dã. (Thông minh lại hiếu học, không xấu hổ học hỏi người thấp kém hơn mình, đó gọi là văn)
Thông minh và ham học hỏi, không cho rằng việc thỉnh giáo một người có địa vị thấp kém, học thức thấp kém là một sự sỉ nhục, người có thể làm được như vậy thì làm sao có thể không trở thành nhân tài? Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị trí dã. (Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, đó là trí tuệ)
Biết được thì là biết được, không biết thì nên nói là không biết, đây là cách cư xử khôn ngoan. Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ. (Ôn tập tri thức cũ mà lĩnh hội được điều mới mẻ, thì có thể làm thầy được rồi) Ôn lại kiến thức cũ, từ đó có được lý giải và lĩnh hội mới, thì dựa vào điểm này là có thể trở thành người thầy được rồi.
Tử viết: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri Thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ” (Khổng Tử nói: “Năm 15 tuổi quyết chí học, năm 30 tuổi có thể tạo lập chỗ đứng trong thiên hạ, năm 40 tuổi không còn điều mê hoặc; 50 tuổi hiểu được Thiên mệnh, 60 tuổi thì nghe bất kỳ điều gì cũng lọt tai, ở tuổi 70, có thể làm bất cứ điều gì mình muốn mà không vượt ngoài phép tắc”)
Dục tốc bất đạt; kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành. (Muốn nhanh thì không đạt được, thấy lợi nhỏ thì việc lớn không thành) Không cầu nhanh, không tham cầu lợi nhỏ. Cầu nhanh sẽ không đạt được mục đích, tham lam lợi nhỏ sẽ không hoàn thành được việc lớn. Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu. (Việc nhỏ không nhẫn được thì hỏng việc lớn)
Việc nhỏ không nhẫn được, sẽ hỏng việc lớn. Trí giả bất hoặc, nhân giả bất ưu, dũng giả bất cụ. (Người trí tuệ không nghi hoặc, người nhân đức không ưu sầu, người dũng cảm không sợ hãi)
Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã. (Thấy việc nghĩa mà không làm thì đó là hèn) Nhìn thấy sự việc cần phải dũng cảm đứng ra làm, mà lại khoanh tay đứng nhìn, đó gọi là hèn nhát. Chí sĩ nhân nhân, vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành nhân. (Bậc chí sĩ nhân đức, không cầu được sống mà làm hại điều nhân, có thể hy sinh mà thành tựu việc nhân đức)
Người có hoài bão lớn và lòng nhân từ sẽ không tham sống sợ chết mà làm tổn hại đức, chỉ không tiết hy sinh mạng sống của mình để có được công đức vẹn toàn. Tam quân khả đoạt soái dã, thất phu bất khả đoạt chí dã. (Tam quân có thể mất chủ soái, nhưng ý chí một người thì không ai có thể đoạt được)
Tam quân có thể mất chủ soái, nhưng tham vọng và quan điểm của một người không thể bị thay đổi. Sĩ bất khả dĩ bất hoằng nghị, nhậm trọng nhi đạo viễn. (Bậc chí sĩ không thể không có tấm lòng rộng lớn, ý chí kiên nghị, bởi vì trách nhiệm của họ lớn mà con đường thì xa xôi)
Danh bất chính, tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận, tắc sự bất thành. (Danh không chính thì lời nói ra không thuận, lời nói ra không thuận thì sự việc không thành) Tự cổ giai hữu tử, dân vô tín bất lập. (Từ xưa ai cũng chết, dân không tín nhiệm thì không thể đứng vững được) Tử Cống: hỏi làm thế nào để cai quản đất nước.
Khổng Tử nói: “Lương thực đầy đủ, quân đội đầy đủ, dân tin người cầm quyền”. Tử Cống nói: “Nếu phải bỏ đi một trong ba điều này?” Khổng Tử nói: “Bỏ quân đội”. Tử Cống nói: “Nếu phải bỏ thêm một điều nữa, thì nên bỏ điều nào? “.
Khổng Tử nói: “Bỏ lương thực. Từ thời cổ đại con người ta đều phải chết, nếu dân chúng không tín nhiệm người cầm quyền, thì quốc gia không thể đứng vững được”. Kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành; kỳ thân bất chính, tuy lệnh bất tòng. (Người đoan chính thì không ra lệnh, bên dưới cũng tự thi hành; người bất chính thì dẫu có ra lệnh thì bên dưới cũng không tuân theo)
Nếu người có đức tính ngay thẳng, thì mọi người ở dưới đều làm việc một cách có ý thức ngay cả khi người đó không ra lệnh; nếu người không có đức tính ngay thẳng, thì mọi người ở dưới sẽ không tuân theo ngay cả khi người đó có ra lệnh. Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính. (Không ở vị trí đó thì không bàn luận công việc đó)
Không ở chức vị trên, thì không cần suy nghĩ đến sự việc ở chức vị đó. Không phải sự việc không quan hệ tới mình thì lại lạnh nhạt không quản, mà phải tuân thủ tốt bổn phận của mình. Thính kỳ ngôn nhi quan kỳ hành. (Nghe người ta nói, còn cần xem người ta làm) Sau khi nghe những gì người ta nói, còn phải xem hành động của người ta. Nó không chỉ có nghĩa là nghe lời nói, mà còn phải nhìn vào hành động thực tế. Tứ hải chi nội, giai huynh đệ dã. (Trong bốn biển đều có anh em)
Tư Mã Ngưu buồn bã nói với sư huynh Hạ Hậu rằng, tất cả mọi người đều có anh em tương thân tương ái, duy chỉ tôi là người duy nhất không có anh em. Hạ Hậu an ủi anh bằng cách nói rằng, một quý ông có thái độ tôn trọng và nhã nhặn trong cách cư xử với mọi người, nên ở khắp nơi trên thế giới này đều có anh em. Dữ bằng hữu giao, ngôn nhi hữu tín. (Kết giao bằng hữu, thì lời nói phải giữ chữ tín)
Khi giao tiếp với bạn bè, bạn nên thật thà, đáng tin cậy và làm được những gì mình nói.
Lễ chi dụng, hòa vi quý. (Tác dụng của lễ, quan trọng nhất làm làm hài hòa các mối quan hệ)
Tác dụng của buổi lễ là làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên hài hòa hơn.
Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu.
Hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn, ích hĩ; hữu tiện tịch, hữu thiện nhu, hữu tiện nịnh, tổn hĩ. (3 loại bạn hữu ích và 3 loại bạn có hại.
Bạn chính trực, bạn thành tín, bạn hiểu biết rộng, đó là 3 loại bạn hữu ích.
Bạn xu nịnh, bạn hai mặt, bạn mồm mép khéo léo, đó là 3 loại bạn có hại)
Đạo bất đồng, bất tương vi mưu. (Không chí đồng đạo hợp thì không nên cùng mưu tính kế hoạch)
Nếu người có lập trường và ý kiến khác nhau, thì không nên thương lượng và lập kế hoạch với nhau. Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương. (Cha mẹ còn sống thì không nên đi xa, nếu đi thì phải cho cha mẹ biết nơi chốn) Cha mẹ già còn sống, không nên đi xa trường kỳ.
Phương án tốt nhất là nói cho cha mẹ biết bạn đi đâu, tại sao và khi nào quay lại, đồng thời thu xếp sự hỗ trợ cho cha mẹ. Thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã. (Thế này mà nhẫn được thì còn việc gì không thể nhẫn được nữa) Khổng Tử nói về Lý Thị: “Ông ấy sử dụng đội hình vũ đạo của Hoàng đế để ca múa trong sân của mình.
Nếu sự kiêu ngạo tiếm lễ như vậy có thể chịu đựng được, thì còn gì không thể dung thứ được?” Vô ý, vô tất, vô nhân, vô ngã. (Chớ võ đoán, chớ cứng nhắc, chớ cố chấp, chớ tự cho mình là đúng)
Sĩ chí ư Đạo, nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dĩ nghị dã. (Kẻ sĩ lập chí theo Đạo mà xấu hổ vì trang phục xấu, thức ăn thô, thì không đáng để cùng đàm luận)
Vãng giả bất khả gián, lại giả do khả truy. (Chuyện quá khứ không thể vãn hồi, chuyện tương lai thì có thể đuổi theo được)
Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết 50 câu kinh điển hữu ích trong “Luận Ngữ” giúp nâng cao tầng thứ
Hãy liên lạc với Trà lão Sơn để được tư vấn về các loại trà ngon, hảo hạng các bạn nhé
Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay !
Công ty TNHH Trà Lão Sơn
Địa chỉ: 19/1 Trung Mỹ Tây 14A, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM
SĐT: 089 949 13 13
Bài viết liên quan
11 lợi ích tuyệt vời của việc uống trà
Sự kết hợp giữa Trà và Đạo
L-theanine giúp bạn cải thiện tâm trạng, giảm lo âu và ngủ ngon