Thời Tùy – Đường – Ngũ Đại là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong lịch sử Trung Hoa, đặc biệt là vào thời Đường, lãnh thổ quốc gia được mở rộng chưa từng có, đồng thời văn hóa Trung Hoa cũng đạt đến đỉnh cao, sức ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa vươn rộng khắp bốn phương. “Thơ Đường” đã trở thành một viên ngọc sáng chói trong nền văn hóa Trung Hoa. Đến nỗi người đời sau than thở rằng: “Những bài thơ của Lí Bạch và Đỗ Phủ được lưu truyền muôn đời, người đời cảm thấy không có gì mới lạ”. (Mặc dù bề ngoài cảm thấy nên thay đổi, không nên cứ mãi giới hạn vào vận vị của thơ Đường, tuy nhiên điều này bản thân nó cũng cho thấy sức ảnh hưởng vô cùng sâu rộng của thơ Đường).
“Trà” thời đó được coi là một trong những đối tượng để các văn nhân mặc khách biểu đạt tình cảm, nên nó cũng nghiễm nhiên xuất hiện nhiều lần trong thơ Đường; Nếu “trà” được coi là sinh mệnh, thì khi một vị văn nhân hoặc đế vương vì uống trà mà nảy sinh đồng điệu cộng hưởng với sứ mệnh được trao, từ đó sáng tạo ra ý thơ hoặc nảy ra sáng kiến trị quốc, nhờ đó hoàn thành một bộ phận mà Thần cần đặt định trong nền văn hóa Thần truyền. Xét từ góc độ này, “trà” đã đóng vai trò là cầu nối và chất xúc tác.
Hôm nay chúng ta coi “trà” là một sinh mệnh, chúng tôi sẽ liên kết những sự kiện lớn liên quan đến thời kỳ này, để độc giả cảm nhận được cảnh tượng của thời đại thịnh thế và quá trình phát triển của trà:
Để quảng bá cho bản thân, trà cảm thấy quân vương là người được lựa chọn sáng giá nhất, vì thế đã hội ngộ với hai vị hoàng đế thời nhà Tùy (Văn đế và Dạng đế), cách thức kết duyên với trà vừa bình dân vừa độc đáo: chữa bệnh. Bình dân ở chỗ chỉ cần uống là được; độc đáo ở chỗ hiệu quả trị bệnh của nó rất tốt. Khi Hoàng đế bị bệnh sẽ dùng nhiều loại thuốc tốt, nhưng không ngờ hiệu quả của thuốc lại không bằng thứ đồ uống không mấy tiếng tăm là trà!
Vì nó có thể chữa khỏi bệnh của quân vương, nên chắc chắn rằng bên trên nói tốt thì bên dưới nghe theo, giá trị của trà nhờ thế mà tăng gấp bội.
Khi bánh xe lịch sử lăn đến triều đại nhà Đường, để giúp trà trở nên thịnh vượng và phát triển hơn, Đường Thái Tông với con mắt tinh đời, đã quy định ra “Luật trà”, trong đó chủ yếu bao gồm ba quy định về cống trà, thuế trà và nghi thức uống trà.
Trà có khả năng tương tác rất cao, khi đối mặt với các tài tử giai nhân, nó không bao giờ e lệ rụt rè, một lòng muốn đẩy những người này lên tầm cao của thời đại. Mọi người đều nói “Lí Bạch uống một đấu rượu có thể viết trăm bài thơ”, trà bèn muốn tăng thêm sự dị thường của Lí Bạch, mời ông ấy uống trà cũng có thể khiến ông ngâm nga thành một kiệt tác, có lẽ để báo đáp, có lẽ chỉ là thể hiện tấm chân tình của mình, Lí Bạch đã viết nên những vần thơ mỹ lệ về trà. Đỗ Phủ dưới mái nhà tranh ôm nỗi lòng thương xót, lo cho nước cho dân, nhưng cũng rất hoan hỉ bầu bạn với trà, nên đã viết “Trùng quá Hà Thị ngũ thủ” (Năm bài thơ làm khi đến thăm tướng quân họ Hà); Trong bài thơ “Tỳ bà hành” nói nên nỗi lòng thương người và cũng thương thân của Bạch Cư Dị; đồng thời dưới ngòi bút của Lư Đồng và Giảo Nhiên trà đã lập tức tô vẽ trở thành như mang theo phong vị của tiên dược. (nội dung các bài thơ ở phần phụ lục bên dưới)
Trà không phải lúc nào cũng xuất hiện trong ánh hào quang đẹp đẽ, khi nhu cầu khổng lồ (xa hoa) của những nhân vật tiếng tăm đó mâu thuẫn với sinh kế và nguồn lực tài chính của người dân, nó cũng chỉ trở thành “đích ngắm” cho những kẻ dối trá, trở thành con dê thế tội cho nhân tâm và dục vọng. Trà biết rõ rằng hết thảy điều này là do lý tương sinh tương khắc ở thế gian, nên cũng không giải thích nhiều, nó âm thầm chịu đựng sự tâng bốc và giận dữ của con người…
Nó từng than thở: Xưa nay người ta đặt cho nó rất nhiều biệt danh, có hơn chục loại biệt danh, đến nỗi người ta nhiều khi không thể tìm ra thân phận của nó. Khi muốn thực sự xuất đầu lộ diện ở chốn nhân gian, thì nó cần phải có một cái tên chính thức.
Quả nhiên, tấm chân thành đã cảm động đến trời đất, có một người tên là Lục Vũ đúng lúc đó xuất gia, xuất thân từ cửa Phật, mặc dù sau đó do không chịu được lao dịch nên ông đã bỏ trốn và trở thành kép hát, nhưng tâm nguyện theo đuổi Phật Pháp chưa từng phai mờ. Qua sự an bài hữu ý của thiên thượng, ông đã tiếp xúc với trà, ông tự mình thực hành từ cách uống đến cách pha chế, đáng quý hơn là ông có thể hiểu biết đầy đủ về trà, từ đó nó đã trở thành nhân vật chính của quyển sách “Trà Kinh”, cái tên mà ông đặt cho nó ngay lập tức khiến cho mọi người sáng mắt lên, tình cờ mà nó có được cái tên chính thức và được mọi người chấp nhận rộng rãi ở nơi nhân gian này. Từ đó người ta đã tìm hiểu trà một cách thấu đáo từ đầu đến chân, từ trong đến ngoài (tức là mô tả mười khía cạnh liên quan đến trà gồm “nguyên” – nguồn gốc trà, “cụ” – đồ dùng, dụng cụ làm trà, “tạo” – cách chế biến các loại trà, “khí” – dụng cụ pha trà, uống trà, “chử” – cách đun nước pha trà, “ẩm” – cách uống trà, “sự” – các nghi lễ về trà, “xuất” – vùng trồng trà, “lược” – cách cất giữ trà, “đồ” – các bức Trà Kinh viết lên lụa để treo tường). Để báo đáp ông, người ta gọi ông là “Thánh Trà” hay “Thần Trà”.
Cuối cùng, khi trà kết duyên với các tín ngưỡng Phật giáo và Đạo giáo, đạo lý “chính phản đồng xuất” thể hiện càng huyền diệu hơn: được sự hỗ trợ của Thần, trà cũng giúp thúc đẩy người tu hành tinh tấn hơn, từ đó giúp Thần hoàn thành tốt hơn sứ mệnh độ nhân.
Lúc này, trà đã cảm thấy rằng chỉ dựa vào bản thân thì không thể hoàn thành sứ mệnh của mình, vì vậy nó đã chọn cách phối hợp chặt chẽ với nước và dụng cụ pha trà, từ đó diễn dịch ra những yếu tố có tính lan truyền hơn trong văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Những đặc điểm tươi mát, tao nhã, trầm lặng, ung dung,… của trà mượn sự trợ giúp của Thần, sự truyền bá của các tín đồ, hơn nữa cơ duyên trời ban đã đến, lại thêm các “quy tắc” (như “Trà luật”) và “y phục” (như “Trà kinh”) cơ bản đã hình thành. Những yếu tố này giúp trà tỏa hương khắp thiên hạ, rất tự nhiên đến với quần chúng dân gian; Ngay cả khi công chúa Văn Thành vào Tây Tạng, trà cũng đến góp vui, kết quả vô tình làm tuổi thọ trung bình của người Tây Tạng tăng lên rất nhiều (từ 46 lên 65 tuổi), từ đó người Tây Tạng đã không thể xa rời trà.
Đường núi xa xôi, những con tuấn mã phi nước đại, những gói trà được ký thác cho ngựa lên đường chạy hướng về biên cương; Gió bắc thổi vù vù, tiếng chuông lạc đà leng keng, một đoàn thương nhân chở trà dọc theo con đường tơ lụa, từ Tân Cương vào Trung Á, tới Châu Âu. Trà cảm thấy rằng nó không thể chỉ đi một hướng về phía Tây, vì vậy nó đã đến Nhật Bản và đến bán đảo Triều Tiên. Trà đi khắp nơi trên thế giới với hương vị đậm đà của Trung Quốc, mục đích chính là hy vọng những người đã từng là con dân của Thần, đã quên đi nguyện ước ban đầu của họ khi đến thế gian, vào thời đại này kết duyên với Đại Pháp, nhờ đó được cứu độ. Lúc này, trà dần dần trở thành sợi dây văn hóa gắn kết mọi người trên khắp thế giới, dù nhiều người không hiểu đạo lý tu luyện và tín ngưỡng, nhưng khi cầm chén trà lên uống, họ sẽ cảm nhận sâu sắc được sức mạnh và địa vị của trà. Khi cơ duyên đến, loại sức mạnh này tự nhiên sẽ kết hợp với các yếu tố khác, giúp người này có cơ hội nghe chân tướng, thậm chí bước vào tu luyện, bước trên con đường phản bổn quy chân.
Phụ lục: toàn văn (hoặc trích đoạn) các bài thơ liên quan đến trà trong bài viết
Bài thơ “Đáp tộc chất tăng Trung Phu tặng Ngọc Tuyền tiên nhân chưởng trà tịnh tự” (Đáp tặng cháu trai là cao tăng Trung Phu tặng trà Tiên nhân chưởng ở Ngọc Tuyền) của Lí Bạch:
Phiên âm Hán Việt:
Thường văn Ngọc Tuyền sơn, Sơn động đa nhũ quật.
Tiên thử bạch như nha, Đảo huyền thanh khê nguyệt.
Minh sinh thử trung thạch, Ngọc Tuyền lưu bất yết.
Căn kha sái phương luật, Thái phục nhuận cơ cốt.
Tòng lão quyển lục diệp, Chi chi tương tiếp liên.
Bộc thành tiên nhân chưởng, Dĩ phách hồng nhai kiên.
Cử thế vị kiến chi, Kỳ danh định thủy truyền.
Tông anh nãi thiền bá, Đầu tặng hữu giai thiên.
Thanh kính chúc Vô Diệm, Cố tàm Tây Tử nghiên.
Triêu tọa hữu dư hung, Trường ngâm bá chư thiên.
Dịch nghĩa:
Thường nghe nói trên núi Ngọc Tuyền có rất nhiều hang động thạch nhũ.
Trong đó có rất nhiều chuột tiên trắng như quạ (dơi trắng), treo ngược mình trên cây bên dòng suối ngắm trăng.
Cây trà (chè) mọc trên vách đá núi này, suối Ngọc Tuyền nước chảy không ngừng.
Thân rễ cây trà được tưới nước thơm, hái về uống giúp xương chắc khỏe.
Những lá trè già xanh cuộn lại, cành cây đan xen.
Nhìn lá trà phơi nắng giống như cây xương rồng (tiên nhân chưởng), dường như có thể dùng nó vỗ vào vai các tiên nhân Hồng Nhai.
Trên đời chưa thấy loại trà như vậy, ai đặt tên cho nó để giúp nó lưu truyền mãi mãi?
Tông Anh ông là bậc cao tăng, gửi tặng bài thơ hay về trà tặng cho tôi
Thơ của ông như Tây Thi xinh đẹp tỏa sáng trước gương, khiến tôi như Vô Diệm xấu xí phải cảm thấy xấu hổ.
Sáng sớm ngồi trò chuyện vui vẻ hứng khởi, tiếng ngâm thơ vang tận chín tầng trời.
Trích bài thơ “Trọng quá hà thị ngũ thủ” (Năm bài thơ làm khi đến thăm tướng quân họ Hà) của Đỗ Phủ:
Phiên âm Hán Việt:
Lạc nhật bình đài thượng, xuân phong suyết minh thời.
Thạch lan tà điểm bút, đồng diệp tọa đề thi.
Dịch nghĩa:
Bên thềm ngắm hoàng hôn, thưởng trà cùng gió xuân.
Bên lan can đá nâng bút lông, ngồi đề thơ trên lá ngô đồng.
Trích bài thơ “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị:
Phiên âm Hán-Việt:
Đệ tẩu tong quân a di tử, Mộ khứ triêu lai nhan sắc cố.
Môn tiền lãnh lạc xa mã hi, Lão đại giá tác thương thân phụ.
Thương nhân trọng lợi khinh biệt ly, Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ
Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thủy hàn
Bản dịch của Trần Trọng Kim):
Nỗi buồn dì chết em đày,
Sớm chiều thấm thoắt, mặt mày kém xuân
Ngựa xe lẻ tẻ trước sân,
Về già lấy một thương nhân bạn bè
Trọng tài lợi, nhẹ biệt ly,
Phu lương tháng trước chồng đi buôn chè
Một mình nấp bóng chiếc ghe,
Quanh thuyền nước lạnh trăng kề vẩn vơ
Trích bài thơ “Tẩu bút tạ mạnh gián nghị ký tân trà” (Viết nhanh cảm tạ Mạnh Gián Nghị đã gửi trà mới) của Lư Đồng:
Phiên âm Hán Việt:
Nhất oản hầu vẫn nhuận, Nhị oản phá cô muộn.
Tam oản sưu khô trường, Duy hữu văn tự ngũ thiên quyển.
Tứ oản phát khinh hạn, Bình sinh bất bình sự, Tận hướng mao khổng tán.
Ngũ oản cơ cốt thanh, Lục oản thông tiên linh.
Thất oản ngật bất đắc dã, Duy giác lưỡng dịch tập tập thanh phong sinh.
Dịch nghĩa:
Uống chén thứ nhất trơn miệng thông họng, Uống chén thứ hai xua tan sự cô đơn phiền muộn.
Chén thứ ba dốc sạch nỗi lòng, chỉ còn lại năm nghìn quyển sách.
Chén thứ tư mồ hôi ra nhẹ, mọi bất bình trong cuộc sống đều thoát ra ngoài theo lỗ chân lông.
Chén thứ năm thịt xương đều trong sạch, uống chén thứ sáu dường như thông lên cõi tiên.
Chén thứ bảy không nhấp nổi, chỉ thấy gió mát toát ra từ hai bên nách.
Bài thơ “Ẩm trà ca tống Trịnh Dung” (Bài ca uống trà tiễn Trịnh Dung) của Giảo Nhiên:
Phiên âm Hán Việt:
Đan Khâu vũ nhân khinh ngọc thực, Thái trà ẩm chi sinh vũ dực.
Danh tàng tiên phủ thế mạc tri, Cốt hóa vân cung nhân bất thức.
Vân sơn đồng tử điệu kim đương, Sở nhân Trà Kinh hư đắc danh.
Sương thiên bán dạ phương thảo chiết, Lạn mạn tương hoa suyết hựu sinh.
Thường thuyết thử trà khứ ngã tật, Sử nhân hung trung đãng ưu lật.
Nhật thượng hương lư tình vị tất, loạn đạp Hổ Khê vân, cao ca tống quân xuất.
Dịch nghĩa:
Tiên nhân Đan Khâu [1] coi nhẹ cao lương mỹ vị, sau khi uống lá trà hái được thì mọc cánh.
Danh ẩn nơi tiên phủ đời không biết, cốt hóa cung mây người không hay.
Con trẻ ở Vân Sơn giọng vang như chuông, bản đầu tiên cuốn Trà Kinh của Lục Vũ cần phải bổ sung tên còn thiếu. [2]
Nửa đêm sương giá, cỏ cây đều nghiêng ngả, đóa hoa vàng rực rỡ lại vươn lên.
Nghe nói trà này chữa khỏi bệnh cho tôi, khiến lòng người không còn lo lắng.
Mặt trời lên rọi sáng lư hương , tình cảm của chúng ta chưa nói hết, bỗng chốc đã qua Khe Hổ [3], cuối cùng đọc to bài ca về trà để tiễn bạn.
Chú giải:
[1] Đan Khâu: tức Đan Khâu Tử, một vị Thần Tiên trong truyền thuyết. [2] Hư đắc danh: chỗ trống cần có tên của nó. Cuốn Trà Kinh của Lục Vũ đã được biên soạn nhiều lần mới thành. Khi Lục Vũ cho Giảo Nhiên xem bản đầu tiên của Trà Kinh, Giảo Nhiên cảm thấy rằng kinh sách về trà ban đầu có quá ít tính hiện thực, lời viển vông thì có quá nhiều, nên nghĩ chỗ khiếm khuyết phải cần bổ sung, sau đó đề nghị Lục Vũ đi nhiều nơi khác nhau để điều tra về trà một lần nữa và viết lại nó. [3] Hổ khê: Khe Hổ. Lấy ý từ điển cố Phật Giáo “Hổ khê tam tiếu” (ba tiếng cười ở khe Hổ), có nghĩa là “Tống khách bất quá khê” (Tiễn khách không qua khe).Tác giả: Thạch Phương Hành: nguồn: zhengjian.org
Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết và cùng đón chờ phần tiếp theo nhé!
Hãy liên lạc với Trà lão Sơn để được tư vấn về các loại trà ngon hảo hạng các bạn nhé!
Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay !
Bài viết liên quan
11 lợi ích tuyệt vời của việc uống trà
Sự kết hợp giữa Trà và Đạo
L-theanine giúp bạn cải thiện tâm trạng, giảm lo âu và ngủ ngon