Trà Lão Sơn

Thẩm mỹ tự nhiên của pha trà, dâng trà, thưởng trà trong nghệ thuật trà đạo

Cdffcb499a744e2a1765

Thẩm mỹ tự nhiên của pha trà, dâng trà, thưởng trà trong nghệ thuật trà đạo
Nghệ thuật trà đạo trọng việc pha trà, dâng trà và thưởng trà. Ngoài việc phải chuẩn bị những kỹ năng cơ bản về trà học, đối với các phương diện như hội họa, âm nhạc, vũ đạo, hí kịch, văn học, tôn giáo, triết học, đều có sự tu dưỡng nhất định. Như vậy mới có thể dung hợp với hoàn cảnh pha trà, dâng trà, ẩm trà và thưởng trà, trở thành một tác phẩm nghệ thuật mới, để bản thân và những người tham gia có thể tận hưởng cảnh giới thưởng trà và không khí trà đạo.

Bàn trà tiện dụng

Xe trà là loại bàn trà có mặt bàn dùng để pha trà. Vì có bánh xe nên gọi là xe trà. Phần giữa của mặt bàn là một bàn thao tác kiểu rãnh nông để đặt các dụng cụ pha trà chính. Ở góc trên bên trái chính giữa bàn thao tác, có lỗ thoát nước và xả bỏ bã trà.

Phần bên trái và bên phải của mặt bàn là mặt bàn đơn thuần. Phần bên trái dành cho bình đun nước, phần bên phải dành đặt những dụng cụ pha trà phụ. Mặt bàn của phần bên trái và bên phải có thể được gấp lại ở giữa để che phần giữa mặt bàn (tổng chiều dài của cả hai bên bằng chiều dài của phần giữa). Đáy mặt bàn là thân bàn, thân bàn là tủ. Phần giữa của tủ và phần giữa của mặt bàn liên kết thành một thể, nhưng hai phần bên của tủ và mặt bàn tách rời nhau, để thuận tiện cho việc gấp bàn và tủ lại. Sau khi gấp mặt bàn và phần giữa của tủ lại với nhau sẽ thành một tủ nhỏ.
Tầng trên phần giữa tủ là ngăn kéo kim loại để tiếp nhận nước và bã trà, còn tầng dưới được thiết kế thành những kệ tủ với kích cỡ khác nhau, làm nơi đặt phích nước và dụng cụ pha trà. Hai bên trái và phải của tủ đều là những kệ đựng hộp trà, bên phải để trà đang sử dụng, bên trái để trà dự phòng.

Sản phẩm này được Trung tâm nghệ thuật trà Lục Vũ (Lu Yu) Đài Bắc ra mắt hồi năm 1982 trong thời kỳ đầu phục hưng văn hóa trà. Nó là dụng cụ pha trà cần thiết và thuận tiện trong mỗi nhà, không cần phải tìm kiếm khắp nơi. Cấu trúc, chức năng như thế của xe trà đương nhiên có quan niệm cơ bản về quy tắc pha trà. Sau khi sử dụng cũng dần dần hình thành phép pha trà có phong cách nhất định.

Ba mươi năm sau, vào đầu năm 2012, ngành trà hy vọng có thể tái hiện văn hóa trà đã thất lạc, thực sự biểu hiện ra sự tinh tế cùng lễ tiết trong pha trà, dâng trà và thưởng trà. Họ hy vọng các bậc thầy về pha trà sẽ thể hiện trạng thái này ngay tại nhà hoặc trong trà quán; cũng hy vọng có một loại trà quán kiểu mới, kiến lập sau 30 năm phục hưng văn hóa trà, nơi có các vị trà sư (bậc thầy về trà đạo) sẵn lòng pha trà cho khách.

Để trà sư thực hiện công việc trong trà quán một cách hiệu quả thì phải có một chiếc ghế pha trà, gọi là Trà tịch. Chiếc ghế pha trà này có phần khác với xe trà.
Xe trà là bàn pha trà đặt cố định một chỗ. Tuy rằng khách cũng có thể ngồi quanh xe trà để uống, nhưng về cơ bản, nó chỉ phù hợp với ghế khách. Còn trà tịch, vì để trà sư pha trà cho khách nên khách phải ngồi ở phía trước và hai bên trà tịch.

Trà tịch là một chiếc bàn lớn, một bên là chỗ để trà sư ngồi, ba mặt còn lại là nơi khách ngồi. Các dụng cụ pha trà cần thiết được đặt trên bàn trước mặt người pha trà. Khi trà sư pha trà trong trà quán thì thường bỏ qua các thao tác như làm nóng ấm, tráng tách, xả bã trà, tráng ấm … chậu nước và lỗ xả bã cũng có thể không cần. Tuy nhiên, khi pha trà ở nhà thì phải có đủ các thao tác nói trên, toàn bộ động tác pha trà đều phải thực hiện đầy đủ.

Trà tịch trong trà quán cần trang bị tủ đỡ phía sau bàn trà. Phía trên thiết kế hộp giữ nhiệt ủ ấm dụng cụ pha trà. Bộ trà cụ chỉ được lấy ra sử dụng sau khi khách đến, cũng cần có kệ để trà và mứt hoa quả, sao cho trà sư quay người lại là có thể lấy được chúng. Hơn nữa, cũng cần có tủ để đựng bộ trà cụ và dụng cụ đựng mứt hoa quả đã qua sử dụng. Vì thường có nhu cầu pha lại lần thứ hai hoặc lần thứ ba cùng một loại trà, khi đó không cần rửa chúng tại chỗ nữa.

Trà sư cũng cần dễ dàng lấy được nước nóng lạnh để pha trà ngay tại ghế. Ngay cả khi nói cường điệu một chút là đang sử dụng nước suối ở đâu đó, thì nó cũng đã được nối vào hệ thống cấp nước chung rồi. Đó chỉ là lời giải thích với các vị khách nhân mà thôi.
Những vật dụng và thao tác có tính hỗ trợ nói trên không cần có ở trên xe trà. Thế nhưng, đối với ghế pha trà trong quán thì khác. Trà sư trong quán cả ngày bận rộn pha trà nên ghế phải được thiết kế kèm tính năng bảo vệ tay, lưng và chân của họ. Như vậy là để họ có thể hoàn thành suôn sẻ động tác pha trà, dâng trà, giúp khách nhân được thưởng trà một cách an tường thoải mái.

Những người làm trong lĩnh vực văn hóa trà từng viết ra bảng quy trình thao tác của xe trà, chẳng hạn như phương pháp pha trà trong ấm nhỏ, phương pháp pha trà trong bát, phương pháp pha trà trong thùng lớn. Ngoài ra, sổ tay hướng dẫn phục vụ dành cho những vị khách khác nhau, khu vực kinh doanh khác nhau và thời gian lưu trú khác nhau, cũng được viết cho các buổi trà đạo do các vị trà sư tổ chức trong trà quán.

Các cơ sở pha trà khác nhau ứng dụng phương thức khác nhau và đảm nhận nhiệm vụ khác nhau trong văn hóa trà.
Tìm hiểu phương pháp pha trà trong ấm nhỏ

Học sinh hỏi giáo viên rằng: “Cách pha trà trước đây, người ta đặt chén vào một cốc nước nóng trong chiếc thuyền chứa ấm trà, hoặc chỉ cho một chiếc chén vào trong cốc nước nóng. Tại sao phương pháp pha trà bằng ấm nhỏ hiện nay, cốc hâm nóng lại đặt bên ngoài thuyền trà?”.

Giáo viên trả lời: “Bởi vì khi xoay chén trà trong thuyền trà hoặc cốc nước nóng khác sẽ phát ra âm thanh rất khó nghe. Chiếc cốc và thuyền trà cũng sẽ bị mòn khi xoay. Nếu sau mỗi lần uống trà xong đều thực hiện làm nóng cốc như thế, như vậy chẳng phải cũng không đảm bảo vệ sinh sao? Muốn làm nóng cốc, chỉ cần lấy cốc sắp xếp ở ngoài thuyền trà, chẳng phải giải quyết được hai vấn đề đó sao.”

“Nhất định phải làm nóng cốc phải không ạ?”

“Làm nóng cốc có thể giúp tránh được việc nước trà bị nguội quá nhanh. Nếu không quan tâm đến điều này, khi dùng phương pháp pha trà trong ấm nhỏ có thể bỏ qua công đoạn làm nóng cốc.”

“Có thể bỏ qua cả bình ủ và cốc làm nóng được không, thưa thầy?
“Nếu không sợ bình và cốc sẽ làm giảm nhiệt độ nước, nhiệt độ nước trà, hoặc không tận dụng nhiệt độ của nồi để thác xuất mùi thơm của trà khô, thì khi dùng phương pháp pha trà trong ấm nhỏ có thể bỏ qua hai động tác này.”

“Khi rót nước pha trà để nước tràn ra, sẽ xả hết bọt nổi trên mặt nước. Vậy vì sao lại đổ bỏ nước pha đầu tiên?”

“Phương pháp pha trà trong ấm nhỏ cũng đã bỏ động tác này. Bọt trên mặt nước là sự kết tinh của các thành phần trà bám trên bề mặt trà khô, không cần phải rửa sạch. Lần pha đầu tiên được cho là rửa trà, đánh thức trà, làm ướt trà, như thế đều không hợp lý. Hơn nữa, còn làm mất đi rất nhiều hương thơm và thành phần khác. Hai điểm trên còn dễ làm tổn hại mỹ cảm trong nghệ thuật trà đạo”.

“Tại sao phương pháp pha trà trong ấm nhỏ lại cần thêm một chung trà? Vốn dĩ, hình như trà được rót trực tiếp vào chén?”

“Nếu mọi người ngồi chụm gối thì có thể rót trực tiếp nước trà vào chén bằng phương pháp rót trà đều. Thế nhưng, nếu phải rời chỗ ngồi để dâng trà thì trước tiên bạn phải rót nước trà vào chung, nếu không sẽ không dễ giải quyết vấn đề nồng độ đồng đều của nước trà.”

“Vậy tại sao lại sử dụng sen trà ạ?”

“Việc tăng số lượng sen trà có thể giải quyết được vấn đề thưởng trà và đặt mua trà. Trước đây chưa có những dụng cụ chuyên dụng nào thuận tiện cho mọi người thưởng trà và cho trà vào ấm. Điều này ảnh hưởng đến mỹ cảm và thông thuận của quá trình hoạt động nghệ thuật trà đạo.”

“Tại sao phải dùng ấm trà hẹn giờ?”

“Thời gian ngâm khi pha trà là yếu tố rất quan trọng để pha trà ngon. Kinh nghiệm và tính nhẩm trong đầu rất khó chuẩn xác, nhất là đối với những ấm trà nhỏ. Sai khác ba, năm giây đều không được, tốt hơn hết nên dùng một ấm trà hẹn giờ.”

“Có người pha trà xong, sau khi đóng nắp ấm phải đổ một ít nước từ nắp, để ấm trong thuyền trà có thể ngâm trong nước nóng. Phương pháp pha trà trong ấm nhỏ không làm như vậy, tại sao ạ?”
“Sở dĩ tráng ấm là do trước đó bọt đã được dội rửa, có bọt và bột trà dính vào ấm. Có người cho rằng cần quan sát độ bay hơi của nước trên thân ấm sau khi tráng để phán đoán xem trà đã sẵn sàng hay chưa. Cũng có người nói rằng ngâm ấm trong nước nóng thì lá trà mới dễ xuất ra hương vị. Vậy nhưng, những điều này đều chưa có cơ sở lý luận, hơn nữa có vẻ rườm rà nên không được áp dụng vào phương pháp pha trà trong ấm nhỏ.”

“Trước khi nhấc ấm để rót trà từ thuyền, người ta phải lau thành thuyền hai lần, đồng thời cũng chú ý đến hướng quay khi lau. Tại sao phương pháp pha trà trong ấm nhỏ không có những động tác này?”

“Phương pháp pha trà trong ấm nhỏ không ngâm ấm trong nước, thậm chí còn khuyến khích sử dụng thuyền trà hình tròn. Khi nhấc ấm lên rót trà, thân ấm không bị ướt nên không cần thiết phải lau thân ấm. Nếu có nước dưới đáy ấm, thì phương pháp pha trà trong ấm nhỏ sẽ dùng kiểu nhúng khăn trà.”

“Khi người ta pha trà bằng ấm, mỗi động tác đều có một cái tên đẹp đẽ. Tại sao phương pháp pha trà trong ấm nhỏ chỉ có những cái tên đơn giản cho các động tác?”

“Mỗi công đoạn pha trà, dâng trà, thưởng trà không phải xướng cho mọi người nghe, mà chủ yếu là để dễ học. Vì vậy miễn là diễn đạt được ý tưởng và đơn giản là được rồi. Nghệ thuật trà đạo chú trọng vào việc pha trà, dâng trà và thưởng trà.”
Chỉ có âm thanh, ánh sáng và bóng tối đi cùng trà

“Thầy chủ trương không cho phép những thứ không phải trà tiến nhập lĩnh vực ‘nghệ thuật trà đạo.’ Chính là nói điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự thuần khiết của nghệ thuật trà đạo.” Cậu học sinh đang suy nghĩ một mình trong phòng trà.

“Đối với các loại nghệ thuật như treo tranh, cắm hoa, đốt hương, thầy giáo nói, lúc mới bắt đầu học nghệ thuật trà đạo thì đừng tham gia học chúng, tránh bị phân tâm. Đến khi nắm vững nội dung chủ yếu về pha trà, dâng trà và thưởng trà, khi đó, chỉ riêng trà đạo cũng đã đủ rồi, bạn sẽ không cần học chúng nữa … Nếu cần thì phải làm những việc đó tốt như làm với trà, và chúng sẽ lặng lẽ ở bên cạnh bạn. Điều này có vẻ khó hiểu.” Cậu học sinh cố gắng suy nghĩ.

“Thực tế, điều này không sai. Muốn treo tranh, cắm hoa, thắp hương ở nơi uống trà thì phải thực hiện cho tốt, nếu không sẽ rất tệ. Thế nhưng, cũng không dễ gì làm mọi thứ được tốt giống như làm với trà. Để có thể pha trà ngon đã không hề dễ dàng, huống hồ còn muốn tranh, muốn hoa, muốn hương. Thầy giáo đang khuyến khích chúng mình đúng không?” Học sinh đoán được một chút manh mối.

“Âm nhạc lấy thanh âm biểu đạt cảnh giới nghệ thuật. Hội họa lấy đường nét và màu sắc biểu đạt trình độ nghệ thuật. Vũ đạo thể hiện cảnh giới nghệ thuật qua các động tác hình thể. Còn nghệ thuật trà đạo được biểu hiện thông qua ba phương diện: pha trà, dâng trà và thưởng trà. Nếu khi thể hiện trà đạo còn muốn kết hợp với các lĩnh vực nghệ thuật khác, chẳng phải nồng độ của trà sẽ bị giảm sao? Mình đã hiểu lời thầy nói.”
“Có một buổi tiệc trà, giữa chừng, thầy giáo tắt nhạc. Khoảnh khắc ấy, sự chú ý của mọi người tập trung vào động tác của người pha trà. Mình thực sự nhận ra tình huống ‘chỉ duy nhất trà đạo là đề tài chính,’ không còn bị phân tâm bởi âm nhạc nữa, thậm chí còn không ngân nga theo tiếng nhạc trong đầu.” Cậu học sinh tự tìm ra ví dụ để chứng minh.

“Một lần trong bữa tiệc trà, người pha trà đã bố trí một người chơi cổ cầm ngồi cạnh mình. Chỗ ngồi của anh ta nghiêng sang một bên và lùi về phía sau một chút. Khi pha trà, người chơi cổ cầm dùng tay vuốt dây đàn và mắt nhìn vào người pha trà. Động tác hòa điệu, đúng lúc cho thêm vào động tác pha trà một số âm thanh. Khi dâng trà, khi mọi người thưởng trà cũng thuận theo như vậy. Mình đã biết thế nào là nhạc đệm. Thầy giáo phản đối việc vừa pha trà và vừa đàn hát, nhưng lại nói rằng, nếu cần có âm nhạc hoặc các trường hợp chuyên biệt khác thì phải là kiểu nhạc đệm.” Học sinh lại tìm ra một ví dụ khác.

“Nếu không có âm nhạc, tiệc trà sẽ yên tĩnh, có nhiều không gian hơn để diễn tả vị đắng chát và tịch tĩnh của trà. Lúc này, âm thanh nào có thể dễ dàng xuất hiện, như tiếng nước sôi, tiếng người đi lại, tiếng rót trà và âm thanh uống trà. Trong quá trình pha trà, dâng trà và thưởng trà, những âm thanh này đi kèm với trà.” Người học trò đã hiểu ra điều gì đó.

“Ngày nắng, ánh nắng chiếu vào bàn trà từ cửa sổ. Ngày nhiều mây, ánh sáng xiên rọi lên các bộ trà cụ và chiếu lên thân người pha trà lẫn người thưởng trà. Ban đêm, ánh sáng đèn phản chiếu hình bóng của nước trà. Trà có người đi cùng và có bộ trà cụ làm bạn, ánh sáng sưởi ấm họ, bóng tối làm mát họ. Tiệc trà không cần thêm những thứ khác. Thầy nói, chúng ta chỉ cần âm thanh, ánh sáng và bóng tối đi cùng trà.” Người học trò hài lòng bước ra khỏi quán trà.

Pha trà không cần chú trọng trang phục

Học sinh hỏi giáo viên: “Tại sao thầy không muốn chúng em mặc Kimono để thực tập trà đạo Nhật Bản, mặc Hanbok để thực tập trà đạo Hàn Quốc, và mặc Sườn xám để thực tập trà đạo Trung Quốc? Như vậy chẳng phải càng dễ thể hiện đặc điểm trà đạo của mỗi nơi sao?”

“Bởi vì mọi người nhìn thoáng qua đều sẽ biết các bạn đang tham gia trà đạo từ nhiều nước khác nhau, cũng sẽ không quá chú ý đến nội hàm của trà đạo như pha trà, dâng trà và thưởng trà có được thực hiện đúng cách hay không. Nếu bạn mặc trang phục càng lộng lẫy, thoạt nhìn mọi người sẽ khen, các bạn cũng cảm thấy hài lòng. Thế nhưng, khi không mặc những bộ trang phục này, bạn sẽ chỉ phải dựa vào kỹ năng pha trà, dâng trà thực sự của mình.” Giáo viên trả lời.

“Trên thực tế, điều này phù hợp với đạo lý mà thầy giáo giảng về việc không cần những thứ không phải trà can dự vào. Thầy giáo còn nói: Nếu các động tác pha trà, dâng trà và thưởng trà quá khuếch trương, nét mặt quá rạng rỡ cũng sẽ làm suy yếu nội dung của nghệ thuật trà đạo.”
Học sinh hỏi thêm thầy giáo: “Nếu chúng ta không mặc trang phục đặc sắc của một nước thì làm sao thể hiện được trà đạo của nước đó?”

“Hãy bắt đầu từ tính chất đặc biệt của trà đạo của các nước. Các rào cản văn hóa khác nhau có cách pha trà độc đáo và cử chỉ độc đáo của nó. Muốn học theo nó thì phải tìm ra điểm đặc trưng của nó. Làm được điểm này rồi, sau đó mặc trang phục đặc sắc của họ mới không bị y phục làm choáng ngợp”.

“Có cần thiết phải học nghệ thuật trà đạo của nước khác không ạ?”

“Bạn có thể tiếp thụ những điều hay và cảm hứng từ nghệ thuật trà đạo của các nền văn hóa khác nhau. Sau khi học được rồi hãy dẹp bỏ chúng đi và trùng tân nghệ thuật trà đạo của riêng mình. Điều này sẽ làm phong phú thêm nghệ thuật trà đạo của bạn. Còn nếu bạn không bỏ chúng đi, thì rất dễ tạo thành quấy nhiễu.”

“Nếu chúng ta chỉ thể hiện một cách trung thực nghệ thuật trà đạo của quốc gia khác thì sao ạ?”

“Câu hỏi của bạn nên đổi thành ‘Nếu chúng ta chỉ thể hiện một cách trung thực văn hóa trà của các nước khác thì sao?’ Đây thuộc về chủ đề bảo tồn và truyền bá văn hóa. Nếu bạn tham gia vào công việc như vậy, bạn nên học tập và thể hiện nó một cách chân thành. Thế nhưng, nghệ thuật trà đạo thuộc về cá nhân.”
“Người pha trà có cần phải mặc đồng phục chuyên biệt về trà khi làm việc không?”

“Trang phục của người pha trà sử dụng trong khi làm việc cần thuận tiện thao tác khi pha trà, dâng trà và thưởng trà, bảo vệ được thân thể bản thân và hòa hợp với môi trường thưởng trà, cũng có tính đồng điệu trong các buổi tiệc trà. Nó mang tính cá nhân, không nên gọi là trang phục trà, cũng không cần tiêu chuẩn hóa.”

(Bài viết được trích từ cuốn “Vẻ đẹp của trà, Sách trà đạo thuần túy: Sách trà của Thái Vinh Chương,” do Nhà xuất bản Văn Hóa Xuất Sắc cung cấp.)

Nguồn: Epoch Times Hoa ngữ

Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết và cùng đón chờ bài viết tiếp theo nhé!

Hãy liên lạc với Trà lão Sơn để được tư vấn về các loại trà ngon hảo hạng các bạn nhé!

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay !


Công ty TNHH Trà Lão Sơn

SĐT: 089 949 13 13

Exit mobile version